Vai trò và sự thân thiện môi trường Điện_lưới_thông_minh

Vai trò:

Ngày nay, ngành công nghiệp điện đang có sự thay đổi, từ sản xuất, phân phối, đến sử dụng điện. Hiệu ứng nóng lên của trái đất, sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng hóa thạch, sự bùng nổ tăng trưởng của các nước đang phát triển và lượng dân số… đã dẫn đến yêu cầu bức thiết phải có những phương cách mới trong việc cung cấp và sử dụng năng lượng.Hiện việc cung cấp điện hầu như chỉ dựa trên mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu bằng các biện pháp tăng nguồn cung cấp. Ngành Điện có những đặc quyền kinh doanh, do Nhà nước quy định trong lĩnh vực này, cho nên cũng phải có nghĩa vụ cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào ở mọi nơi và vào mọi lúc với giá rẻ cho xã hội và nền kinh tế vì mục tiêu tăng trưởng, thỏa mãn tối đa nhu cầu. Trong khi đó, các công ty điện lực đang vận hành không tạo ra được các phương thức khuyến khích đủ mạnh đối với người sử dụng, cũng như cơ quan điều tiết của Chính phủ. Và ngay cả chính các công ty này, để vận hành hệ thống đạt hiệu suất cao thì cũng gặp không ít khó khăn ban đầu.Vấn đề bảo tồn năng lượng, tăng cường sự độc lập về năng lượng và vấn đề nóng lên của trái đất đang là sự quan tâm hàng đầu của Chính phủ nhiều nước trên thế giới. Một loạt các chính sách bao gồm thuế, luật tiết kiệm năng lượng và các chính sách khác được thiết lập để giảm thiểu việc đốt các dạng năng lượng hóa thạch đang được xem xét trên phạm vi toàn cầu. Trong khoảng 5 năm vừa qua đã xuất hiện nhiều nhân tố có giá trị thúc đẩy sự thay đổi cách thức nhà cung cấp và người sử dụng vận hành hệ thống điện. Các nhân tố này bao gồm:

1. Sự biến đổi khí hậu của Thế giới

Trong xã hội, mọi người ngày càng nhận ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường khi con người đốt các loại năng lượng hóa thạch để sản xuất điện, thiên tai xảy ra nhiều hơn với cường độ phá hoại ngày càng nghiêm trong hơn và các nỗ lực đang được xây dựng trên nhiều lĩnh vực để giảm thiểu sự phát thải CO2. Sự nóng lên của trái đất do việc sử dụng năng lượng theo cách hiện nay đang được cho là quá sức chịu đựng của trái đất vào năm 2050 với dân số khoảng 9,5 tỷ người.

2. Nhu cầu của khách hàng

Khách hàng không những ngày càng tiêu thụ nhiều điện hơn và công suất đỉnh tăng hàng năm (ở Việt Nam vào khoảng 14-15%/năm) mà nhu cầu về chất lượng điện năng ngày càng cao do những đòi hỏi về chất lượng cuộc sống và việc sử dụng rộng rãi các loại thiết bị điện tử giá rẻ. Ngoài ra, việc trao đổi và giám sát được sử dụng điện của chính bản thân khách hàng cũng là một nhu cầu của khách hàng thay vì chỉ hàng tháng nhận được một hóa đơn tiền điện khô khan. Theo điều tra, khi khách hàng có thể giám sát được việc sử dụng điện của mình thì họ có xu hướng giảm mức tiêu thụ khoảng từ 5% đến 10%. Việc trao đổi hai chiều giữa các công ty điện lực và khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng hiểu rõ hơn về ngành điện và ngược lại là nhu cầu của cả hai bên, nhưng chỉ có các công ty điện lực mới có thể triển khai với hệ thống Smart Grid.

3. Cơ sở hạ tầng ngày càng già cỗi và khó khăn về vốn

Rất nhiều các nhà máy điện, đường dây truyền tải và phân phối đã trở nên già cỗi sau 20-30 năm vận hành và được thiết kế để cung cấp điện trong những thời đại trước. Các công ty điện lực thường có xu hướng giảm thiểu đầu tư vào cơ sở hạ tầng này và rất khó khăn tìm kiếm các nguồn đầu tư tin cậy để đảm bảo sự phát triển hợp lý các cơ sở hạ tầng này trong những thập kỷ tiếp theo.

4. Vấn đề về chất lượng điện năng và tổn thất phi kỹ thuật

Các giải pháp đảm bảo chất lượng điện năng đã được xác định và dựa trên dữ liệu thu nhận được từ hệ thống thì các công ty điện lực có thể đưa ra các giải pháp hợp lý hơn cho các nguồn phát sóng hài và các nguồn gây ra vấn đề về chất lượng điện năng trên bình diện là các giải pháp công nghiệp. Với các nước đang phát triển thì giảm được tổn thất phi kỹ thuật trong vận hành hệ thống điện cũng là các mối quan tâm hàng đầu, các tổn thất phi kỹ thuật bao gồm:

+ Ăn cắp điện

+ Hư hỏng hoặc bất thường của thiết bị đo đếm làm phát sinh tranh chấp

+ Chu kỳ thu tiền kéo dài: Với khả năng kết nối trực tiếp với thiết bị và trao đổi dữ liệu với các hệ thống quản lý sẽ đảm bảo cho các công ty điện lực đạt được mục tiêu giảm tổn thất này với ước tính lên đến 30-40% tổng tổn thất trong kinh doanh của ngành Điện.

Sự thân thiện môi trường:

Lưới điện thông minh là mạng lưới xanh. (Green Grid)Một hệ thống điện thông minh trước hết phải là một hệ thống không gây nguy hại tới môi trường. Không gây nguy hại cho môi trường là hệ thống này không được phép tác động xấu tới môi trường hoặc chỉ được tác động đến môi trường ở một giới hạn nào đó cho phép. Để có được điều này, ở khâu sản xuất của hệ thống điện nên sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sạch có thể tái sinh. Nếu sử dụng các nguồn năng lượng khác có thể gây hại cho môi trường thì cần có phương án điều hòa chất thải để giảm bớt tác động xấu tới môi trường. Ô nhiễm môi trường làm biến đổi khí hậu.The Green Grid Smart Initiative (GSGI) đã được đưa ra để chứng minh rằng các mạng lưới thông minh thực sự có thể là một chính sách tích cực trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Trong số các vấn đề đó sẽ tìm cách xây dựng một sự hiểu biết là:

1. Smart Grid và năng lượng tái tạo

Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo là một thành phần quan trọng của chiến lược và kế hoạch để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Năng lượng tái tạo sẽ góp phần làm giảm sức ép về sự phụ thuộc quá mức vào năng lượng hạt nhân luôn là mối nguy hiểm đối với môi trường và năng lượng hóa thạch gây đang tạo ra mức khí thải quá mức cho phép như hiện nay. Bằng cách sử dụng công nghệ lưới thông minh, năng lượng tái tạo sẽ được đưa vào hệ thống điện quốc gia làm giảm sức ép về năng lượng. Tổ chức hay tư nhân tạo ra lượng lớn năng lượng tái tạo sẽ bán năng lượng để hòa vào lưới điện quốc gia, khi mà nhiều nguồn cung cấp hơn thì giá thành sẽ giảm đi do cạnh tranh.

Mạng lưới điện truyền thống biến thành mạng lưới điện thông minh. Trước tiên, máy phát điện bằng sức gió, sóng thủy triều, và ánh sáng được lắp đặt vào mạng lưới điện truyền thống. Mạng lưới điện thông minh kết hợp chặt chẽ với các cơ sở mạng lưới điện truyền thống và công nghệ thông tin để ngăn ngừa sự cố và nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng bằng cách trao đổi thông tin với người tiêu dùng. Khi mạng lưới thông minh kết hợp điện năng, truyền thông, và công nghệ thông tin được kích hoạt, toàn bộ nơi tiêu thụ sẽ được cung cấp bởi năng lượng xanh.

2. Smart Grid và hiệu quả năng lượng

Smart Grid trong sử dụng năng lượng hiệu quả triệt để. Các mạng lưới thông minh cho phép các hoạt động của toàn bộ hệ thống điện được tự động tối ưu hóa mọi lúc. Ngoài ra, và quan trọng, các mạng lưới thông minh sẽ không dừng lại ở đồng hồ của khách hàng. Nó sẽ cung cấp cho khách hàng với giá mới và các tùy chọn thanh toán và không bao giờ sai lệch thông tin. Và khách hàng chủ động kiểm soát việc sử dụng năng lượng của mình, với việc luôn biết được việc tiêu thụ điện của mình ở mức bao nhiêu, điều này sẽ làm họ tiết kiệm và nhờ vậy tổng năng lượng điện sẽ được phân phối đều đến tất cả các nơi tiêu thụ, các sự cố về cao điểm sẽ được hạn chế tối đa.

Năng lượng tái tạo và năng lượng hiệu quả là một vai trò thiết yếu, một lưới điện thông minh hơn và một mạng lưới xanh hơn, và Green Grid thông minh không chỉ có một vai trò trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng có thể sẽ cần thiết để đạt được các mục tiêu khi khí hậu thay đổi.